1.Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cá nhân, tổ chức (Chủ rừng hoặc chủ gỗ) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
b) Bước 2: Nộp hồ sơ tại các Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Công chức Kiểm lâm được giao trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì báo Lãnh đạo Hạt bố trí cán bộ thực hiện việc đóng búa kiểm lâm theo quy định; trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đầy đủ theo quy định.
Thời gian nộp hồ sơ: Sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ theo quy định).
c) Bước 3: Cán bộ kiểm lâm được phân công đến kiểm tra và đóng dấu búa kiểm lâm tại bãi kiểm tra hồ sơ gốc, đóng dấu búa, lập biên bản theo mẫu quy định (Chủ rừng hoặc chủ gỗ, cán bộ kiểm lâm tham gia đóng dấu búa ký tên vào biên bản).
d) Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả (Biên bản kiểm tra xác nhận đóng búa kiểm lâm) tại Hạt kiểm lâm cấp huyện: Công chức kiểm lâm thực hiện đóng búa kiểm lâm giao trực tiếp cho người đến nhận.
Thời gian nhận Biên bản: Sáng từ 7 giờ30 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ theo quy định).
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt.
3.Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ :
- Công văn đề nghị đóng búa kiểm lâm gỗ tái chế ;
- Lý lịch gỗ tái chế từ gỗ đã đóng búa do chủ rừng ( hoặc chủ gỗ) lập.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
6.Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản kiểm tra xác nhận.
7. Mẫu đơn: Không có.
8.Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Không có.